Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. bài thơ được viết bằng bút pháp của Tứ Trụ Thư Pháp Việt Nam – Tiến sỹ Hán Nôm Cung Khắc Lược. Lối viết mang hồn Việt được tiến sỹ Cung Khắc Lược thể hiện trên gốm rất phóng khoáng cộng với kỹ thuật điêu khắc kết hợp dát vàng trên gốm của nghệ nhân Nguyễn Hùng tạo hiệu ứng tổng thể rất thu hút.
Tác phẩm được viết vào mùa thu năm 2018 tại Hà Nội, sau khi tiến sỹ Cung Khắc Lược hoàn thành viết thư pháp trên đất sét hay còn gọi là phôi gốm, nghệ nhân bắt đầu quá trình chế tác gốm. Quá trình này là cả một quá trình chế tác thủ công rất tỷ mỷ và yêu cầu kỹ thuật cao. Ban đầu nghệ nhân của chúng tôi cần nghiên cứu bút pháp của tiến sỹ Cung Khắc Lược. Vốn là một người nghiên cứu Hán Nôm trong 10 năm, đồng thời là học trò của thầy Cung Khắc Lược, nghệ nhân bắt đầu điêu khắc chìm âm bản xuống phôi gốm. Bất cứ ai khi chế tác gốm đều hiểu độ khó khi khắc âm bản -lối chế tác ám hoạ bởi vì người nghệ nhân vừa phải đảm bảo “Hồn Chữ” phóng khoáng của người viết vừa phải đảm bảo kỹ thuật khắc để tác phẩm không bị vỡ vụn hay biến dạng khi nung đốt. Cả một ngày phải rất kiên nhẫn và có kỹ thuật cao gần 40 năm nghệ nhân chỉ có thể hoàn thành được từ 2 – 3 chữ. Phần họa tiết sen được nghệ nhân khắc tay trên gỗ để hoàn thiện bức tranh “Nam quốc sơn hà” tuyệt tác này.
Thoạt nhìn những nét chữ nổi lên như hiệu ứng phủ men nhưng thực chất trong công đoạn chế tác thì nghệ nhân không dùng men cho phần nội dung của bài thơ. Chính vì phần chữ không được phủ men cho nên cần phải làm cẩn thận hơn khi phủ men ở phần nền gốm, tránh để men tiếp xúc với phần bài thơ. Thêm vào đó, kỹ thuật dát vàng được kế thừa lối thết vàng truyền thống của các pho tượng Phật trong chùa tạo cho tác phẩm có chiều sâu và hiệu ứng như đang nổi trên bề mặt, mặc dù được chế tác âm bản.
Nhiệt độ nung là yếu tố quan trọng hàng đầu với các sản phẩm gốm sứ, nghệ nhân đã có cải biến phần phôi gốm để có thể nung trên nền nhiệt cao trên 1230 vốn dĩ chỉ dành cho sứ. Kết quả tạo ra nước men có độ bóng và hút sáng tự nhiên.
Dòng men chính được sử dụng trong tác phẩm là men “Hoàng Thổ Liên Hoa” được nghệ nhân của chúng tôi cải biến từ dòng “Men Tro” cổ truyền cho ra gam màu nâu trẩm cổ điển nhưng vẫn điểm xuyết độ bắt sáng nên nhìn tổng thể các tác phẩm sử dụng kỹ thuật men mới này có giá trị mỹ thuật cao.