Men “Hoàng Thổ Liên Hoa” – Viết tiếp giấc mơ gốm Việt

Gốm sứ Bát Tràng được biết đến với những sản phẩm độc đáo và chất lượng với bề dày lịch sử từ những ngày đầu tiên vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”.

Năm 1010 khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long nên rất nhiều thợ thủ công và thợ gốm sứ đã di cư đến đây khiến Bát Tràng khi đó trở thành trung tâm gốm sứ nổi tiếng được triều định lựa chọn để sản xuất các vật phẩm cho cung đình. Cho đến nay gốm sứ Bát Tràng liên tục đổi mới và khẳng định vị thế trên bản đồ Gốm Việt với những sản phẩm thủ công độc đáo được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn có mặt trên nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.


Hình ảnh làng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu

Làng gốm Bát Tràng xuôi theo lịch sử nghề gốm cũng đã trải qua nhiều thăng trầm để có thể tồn tại và duy trì cho đến tận ngày nay. 

Gốm Hương Việt – Lối đi mới 

Tiếng nói của gốm – tiếng nói dân tộc để viết tiếp lịch sử hưng thịnh của nền gốm nước nhà

Sau nhiều năm liên tục nghiên cứu các nghệ nhân của chúng tôi đã thành công với men “Hoàng Thổ Liên Hoa” vào những năm 2002. Yêu sen và say mê nghiên cứu về sen sau nhiều lần tìm tòi và thử nghiệm nghệ nhân  đã phát hiện ra cây sen phù hợp để thay thế nguyên liệu vỏ trấu – yếu tố Mộc trong “Men Tro” cổ truyền của ông cha. Nguyên liệu chủ đạo của men mới này là thân sen và phù sa trầm tích sông Hồng cùng những loại khoáng thạch tự nhiên khác. Vì vậy nghệ nhân  đã quyết định lấy tên men mới là men “Hoàng Thổ Liên Hoa”.Trong đó Hoàng Thổ ý chỉ lớp phù sa trầm tích và “Liên Hoa” ý chỉ yếu tố sen trong nguyên liệu. 


Hoa sen trong men “Hoàng Thổ Liên Hoa”

Hoa sen từ lâu đã được biết tới là loài hoa thanh khiết có ý nghĩa truyền thống lâu đời ở Phương Đông. Nhắc tới hoa sen người Á Đông ta còn thường nghĩ đến sự thanh tịnh của chốn tâm linh. 

Chỉ duy nhất loài hoa sen trong tất cả các loại hoa mới hội tụ trong mình đầy đủ ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, lột tả được hết ý nghĩa về âm dương ngũ hành và ý chí vươn dậy của ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt. 

Ý nghĩa của sen còn là biểu tượng của sự cao cả, yêu thương. Vì sống với Phật nên màu sen được ví như màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ. Đó còn là màu của sự thanh khiết nơi tâm hồn thể hiện những phẩm chất thánh thiện, tinh khôi nhất xuất phát từ lòng yêu thương, nhân ái, khoan dung và cao thượng của kiếp người. 


Vũ điệu Gốm với những Gam màu sống động 

Men “Hoàng Thổ Liên Hoa” là loại men có nhiều sự khác biệt so với men tro truyền thống, đầu tiên có thể kể đến đó là các sản phẩm đại diện cho men này cho ra dải màu rộng hơn (từ sắc nâu cho đến sắc nâu đỏ) so với màu trắng ngà đơn thuần của men tro. Kể từ mẻ gốm đầu tiên thành công sau đó chúng tôi liên tục nghiên cứu để đa dạng nhiều sắc màu hơn trên gốm tiến tới có thể làm chủ màu sắc trên gốm như một người hoạ sỹ gốm sứ.

Thành quả của dòng cải tiến thế hệ 2 tạo ra những màu sắc bắt mắt và chân thực trên nền men màu truyền thống. Tiêu biểu có thể kể đến các dòng men da báo, men tuyết xanh, tuyết hồng .. được thể hiện sống động và nghệ thuật hơn trong các sản phẩm  sau đó.


Những cải biến về kỹ thuật làm gốm 

Trong quá trình làm gốm, nghệ nhân chúng tôi đã liên tục cải tiến cả phần cốt và men gốm để có thể chịu được nền nhiệt độ nung cao. Thông thường nhiệt độ nung của gốm thường từ 900 – 1100 độ C và nhiệt độ nung của sứ từ 1200 độ C. Nền nhiệt tối đa của men cải biến này có thể lên tới 1230 – 1300 độ C ngưỡng nhiệt vốn dĩ được dùng riêng cho các sản phẩm sứ cao cấp.

Riêng đối với nghề gốm nhiệt độ nung trong lò là yếu tố rất quan trọng để quyết định thành bại của một chuyến lò bởi vì để sản phẩm còn nguyên vẹn khi ra lò đòi hỏi phải tuân thủ đúng theo tỷ lệ phối trộn và nhiệt độ nung phải tuân thủ quy trình rắt khắt khe. Khi kết cấu không vững và nung trên nền nhiệt cao thì các sản phẩm dễ bị vỡ vụn hoặc biến dạng sau khi ra lò. 

 Điêu khắc trên gốm 

Kỹ thuật điêu khắc trên gốm và kỹ năng chế tác đưa phù điêu đắp nổi trên các sản phẩm gốm là nước đi táo bạo của các nghệ nhân gốm Hương Việt. Chúng ta thường nghe đến kỹ thuật điêu khắc dùng để chế tác tượng bằng nguyên liệu là đá mỹ nghệ hoặc đồ gỗ. Điểm độc đáo ở đây chúng tôi dùng kỹ thuật điêu khắc trên gốm với độ khó và yêu cầu kỹ thuật lớn hơn. Nguyên liệu chủ yếu của nghề gốm đều được chế tác từ đất cho nên luôn luôn có độ mềm hơn so với các chất liệu khác và dễ bị vỡ vụn khi chế tác. Đặc biệt các chi tiết đắp nổi sẽ bị co lại và biến dạng sau quá trình bị tác động nhiệt trong lò nung. Làm sao để giữ nguyên vẹn sản phẩm và vẫn đảm bảo được vẻ đẹp của gốm đó là một trong số thách thức lớn nhất khi chế tác dùng kỹ thuật này. 


Kỹ thuật phù điêu đắp nổi kết hợp với điêu khắc trên gốm đã tạo ra một lối đi với cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ với các sản phẩm của gốm Hương Việt. Lối chế tác cách tân này tạo chiều sâu cho các sản phẩm gốm và tăng độ độc đáo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thân thuộc của đồ gốm Việt. 

Bản giao hưởng của men “Hoàng Thổ Liên Hoa”

Vẻ đẹp thủ công độc bản – Nét gốm và hơn thế nữa.

Bản giao hưởng kỳ diệu của sen và tính chất của cốt gốm cải biến từ phù sa trầm tích sông Hồng đã tạo ra gam màu mới lạ và phù hợp với các sản phẩm mang hồn cốt dân tộc. Tiêu biểu cho dòng men nguyên bản này là hai bộ sản phẩm “Tượng Thiềm Thừ Thiên Phong Ấn” và đĩa phong thuỷ “Niên niên hưu dư”. Trong đó tác phẩm Tượng Thiềm Thừ đạt giải thưởng gốm điêu khắc của tổ chức kỷ lục uy tín và lâu đời trên thế giới – tổ chức kỷ lục Guinness.

Google Translate »
icons8-exercise-96 chat-active-icon